Thay răng sữa trẻ em ở độ tuổi nào? Quá trình và thứ tự ra sao?
14:02 10/08/2024
Thay răng ở trẻ là gì?
Thay răng ở trẻ là quá trình răng bắt đầu lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc thế vào. Thay răng là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Răng giúp trẻ cắn, nhai nhiều loại thực phẩm khác nhau, để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Răng giúp phát triển xương hàm, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình giao tiếp và học ngoại ngữ, đặc biệt khi phát âm những từ khó. Răng còn tăng tính thẩm mỹ, giúp khuôn mặt cân đối và tạo nét duyên cho nụ cười.
Răng bắt đầu hình thành trước khi chúng ta được sinh ra, nhưng không nhìn thấy vì chúng đang phát triển bên trong hàm, dưới nướu. Khi được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên mọc ra.
Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ rụng thường là 2 răng cửa giữa hàm dưới (răng cửa giữa hàm dưới) và 2 răng cửa hàm trên (răng cửa giữa hàm trên), tiếp theo là các răng cửa bên, răng cối sữa thứ nhất, răng nanh và răng cối sữa thứ hai.
Răng sữa thường không rụng cho đến khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Nếu trẻ mất răng sữa sớm do sâu răng hoặc tai nạn, điều này có thể làm các răng vĩnh viễn mọc chen chúc và khiến chúng mọc lệch lạc, sai hướng và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng.
Trẻ mấy tuổi thay răng sữa?
Vào khoảng 6 tuổi, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ lung lay, răng vĩnh viễn tương ứng mọc ra. Chúng thường sẽ rụng theo thứ tự như lúc mọc nên răng cửa sẽ rụng trước tiên. (1)
Tuy nhiên, quá trình rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra chậm hơn. Trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Có tổng cộng 20 chiếc răng sữa nhưng có tới 32 chiếc răng vĩnh viễn. Những chiếc răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc thêm ở phía sau của cung răng, khi trẻ được 6-7 tuổi. Những chiếc răng này sẽ không được thay thế nếu bị nhổ đi. (2)
Nhìn chung, răng sữa bắt đầu rụng khi trẻ được 6 tuổi với răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới. Vào năm tiếp theo, các răng cửa bên (răng ở hai bên răng cửa) sẽ lung lay và rụng đi. Các răng nanh hàm dưới và răng hàm trên thứ nhất sẽ rụng vào khoảng 10 tuổi. Các răng hàm thứ nhất hàm dưới sẽ rụng sau đó một năm. Cuối cùng, răng hàm thứ hai hàm trên, hàm dưới và răng nanh hàm trên sẽ rụng lúc trẻ 11 – 12 tuổi. Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, tất cả các răng sữa sẽ rụng hết và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế.
Quá trình này có thể bắt đầu sớm hoặc trễ ở một số người. Khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trong vòng 3 tháng. Nếu không, con bạn có thể đến bác sĩ chỉnh nha. Đôi khi, con bạn có thể bị thiếu răng, thường gặp nhất là răng cửa bên, răng ngay cạnh răng cửa. Thông qua chụp X-quang, bác sĩ sẽ có thể xác định xem con bạn có gặp trường hợp đó hay không, hoặc các răng khác đang ngăn cản răng trưởng thành mọc đúng vị trí.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng của trẻ:
- Yếu tố di truyền: mã gen có vai trò quan trọng trong việc thay răng sớm hay trễ hơn bình thường. Nếu cha mẹ thay răng sữa chậm hơn hoặc nhanh hơn so với khi còn trẻ, con cái họ có thể gặp phải tình trạng tương tự.
- Yếu tố dinh dưỡng: chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ, trong đó có răng của trẻ. Đối với trẻ sinh non, việc mẹ bầu kiêng khem quá mức hoặc chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không cân bằng, không đầy đủ cũng sẽ khiến sự hình thành các răng bị rối loạn.
- Thiếu mầm răng vĩnh viễn: một số trường hợp trẻ thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm nên dù răng sữa có rụng đi thì răng vĩnh viễn cũng không bao giờ mọc lên để thay thế. Khi đó cần có sự can thiệp nha khoa để điều chỉnh.
- Lợi bị xơ hóa: đối với một số trẻ, nếu răng sữa tổn thương hoặc bị nhổ sớm do sâu răng, nướu có thể xơ cứng, khiến răng
Trẻ thay răng sớm hoặc muộn có sao không?
Thông thường thì trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tuổi. Việc thay răng sữa diễn ra quá muộn sẽ làm ảnh hưởng đến việc trẻ mọc răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc lệch, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng. Cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu nhận thấy răng sữa đã quá tuổi thay mà vẫn chưa có dấu hiệu lung lay hoặc răng sữa đã được nhổ lâu nhưng không thấy răng vĩnh viễn mọc lên.
Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, cùng với máy móc hiện đại, bác sĩ có thể xác định xem răng vĩnh viễn đang mọc hay sắp mọc. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang răng của trẻ để nhanh chóng xác định xem răng vĩnh viễn có tồn tại trong hàm của trẻ hay không, để chẩn đoán và xây dựng kế hoạch can thiệp.
Răng sữa thay bao nhiêu cái?
Khi mới chào đời, trẻ thường có 20 răng sữa, bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Răng sữa rụng vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt thời thơ ấu và răng vĩnh viễn mọc thế vào. Đến năm 21 tuổi, bạn có đủ 32 răng vĩnh viễn, thay thế hoàn toàn cho răng sữa.